Quy trình triển khai PM và báo giá dịch vụ

Phần mềm quản lý vận hành Building Care được phát triển bởi Công ty cổ phần dịch vụ & địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, với mục tiêu:

  • Truyền tải nhanh chóng, chính xác các thông tin hữu ích từ ban quản lý tòa nhà tới cư dân.
  • Tiếp nhận và xử lý các ý kiến, kiến nghị của cư dân tòa nhà.
  • Thanh toán trực tuyến các hóa đơn chi phí: phí chung cư, tiền điện, nước, mạng internet…
  • Hỗ trợ một số nghiệp vụ của BQL tòa nhà, tối ưu hóa quá trình vận hành, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh dịch vụ quản lý tòa nhà của Quý công ty.

Quy trình triển khai vận hành nhà chung cư gồm:


  • Khảo sát thực trạng quản lý tòa nhà, phân tích yêu cầu của ban quản lý.
  • Thiết kế, xây dựng phần mềm theo nhu cầu.
  • Thử nghiệm vận hành, chỉnh sửa các tính năng.
  • Nghiệm thu và bàn giao phần mềm.
  • Tổ chức triển khai, đào tạo hướng dẫn thao tác với ban quản lý và cư dân.

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ


Hiện tại, chúng tôi cung cấp 3 gói dịch vụ phần mềm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tòa nhà: Gói Basic, gói Premium và gói Customize. Chi tiết các gói dịch vụ xin vui lòng tham khảo dưới đây.



Chi tiết vui lòng liên hệ:

Phòng Công nghệ – Công ty cổ phần dịch vụ và địa ốc Đất Xanh Miền Bắc

Tầng 10, tòa nhà Center Building, số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0948 36 9191

LOAY HOAY TÌM KIẾM MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÀ CHUNG CƯ

Các mô hình quản lý nhà chung cư trên thế giới


Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM) từng cho rằng: Câu chuyện “rắc rối” tại các chung cư hiện nay có nguyên nhân từ việc cư dân và chủ đầu tư không cùng nhìn về một hướng. “Nói ban quản lý (BQL) do chủ đầu tư lập ra không công bằng, không đại diện quyền lợi của cư dân nhưng có đảm bảo được rằng, BQT sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ mà dân gửi gắm?”, Luật sư Nguyễn Văn Hậu nhận định. Do đó, quan trọng nhất vẫn là làm sao để BQT tìm kiếm được một mô hình quản lý nhà chung cư hiệu quả.

Luật sư Nguyễn Phú Thắng lấy dẫn chứng về mô hình quản lý nhà chung cư hiệu quả trên thế giới: “Ở Malaysia có mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý, với nguyên tắc phi lợi nhuận. Các dịch vụ trong chung cư đều thụ hưởng các dịch vụ trọn gói: bảo vệ, chăm sóc cây cảnh, vệ sinh môi trường, bơi lội,… do nhà đầu tư trực tiếp cung cấp. Từng tháng, mỗi hộ dân phải đóng góp một khoản tiền dịch vụ cố định cho đơn vị quản lý – chủ đầu tư. 

Toàn bộ kinh phí của cư dân đóng góp cho các dịch vụ quản lý nhà ở được sử dụng trên nguyên tắc “phi lợi nhuận” và công khai minh bạch. Vậy nên gần như giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư tại đất nước này chưa bao giờ xảy ra tranh chấp, trường hợp phát sinh tranh chấp đã có cơ chế giả quyết đảm bảo nhanh gọn, dứt điểm và đúng luật.

Hay như mô hình Hợp tác xã nhà ở tại Thụy Điển là mô hình quản lý nhà chung cư đã phát triển từ rất lâu trên thế giới, hiện đang phổ biến ở hơn 50 quốc gia. Hợp tác xã này có hai chức năng cơ bản là quản lý và cung cấp các dịch vụ nhà ở, dùng tiền vay hoặc tiền do các thành viên là pháp nhân đầu tư xây dựng các chung cư đóng góp, sau đó bán cho các xã viên dưới hình thức trả góp và cung cấp các dịch vụ nhà ở mà mình tổ chức.

Tìm kiếm mô hình quản lý nhà chung cư hiệu quả


Một số mô hình quản lý nhà chung cư ở Việt Nam bị “chết yểu” khi vướng phải những lùm xùm tăng giá dịch vụ hoặc thiếu minh bạch trong việc thu chi…

Những người được dân tín nhiệm sẽ được bầu vào BQT Hợp tác xã, tận dụng lạo động là các xã viên để thực hiện các dịch vụ phục vụ khu chung cư. Do vậy, vấn đề tranh chấp với chủ đầu từ ít tồn tại và các dịch vụ phục vụ nhà chung cư được thực hiện rất tốt, trên tinh thần người dân tự giữ nhà mình và bảo vệ chính mình.

Tuy nhiên Luật sư Thắng nhận định, các mô hình này để áp dụng vào Việt Nam là rất khó, khi Việt Nam và các nước phát triển có một sự khác biệt về văn hóa và khoảng cách về nhận thức.

Mặc dù Luật Nhà ở 2005 đã có quy định về quản lý và sử dụng nhà chung cư song cho đến nay, mô hình BQT nhà chung cư chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí vẫn quẩn quanh đi tìm một mô hình quản lý chung cư thực sự phù hợp.

Ở Việt Nam đã từng có các doanh nghiệp chuyên đảm nhận việc quản lý, vận hành chung cư nhằm đáp ứng “cơn khát” của thị trường và xã hội về một mô hình quản lý chung cư hiệu quả. Tuy nhiên, các mô hình này cũng “chết yểu” khi vướng phải những lùm xùm tăng giá dịch vụ hoặc thiếu minh bạch trong việc thu chi…

Năm 1999, khi chung cư CT4B, Khu đô thị mới Linh Đàm do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – Bộ Xây dựng (HUD) làm chủ đầu tư được đưa vào sử dụng, cũng là lúc mô hình nhà chung cư kiểu mới bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội với cách quản lý hoàn toàn mới. Thời điểm đó, vì ở Việt Nam chưa ai làm nên HUD phải cử cán bộ ra nước ngoài học kinh nghiệm quản lý; sau đó thành lập Công ty Kinh doanh và Dịch vụ nhà ở.



Theo đó, Công ty dịch vụ bố trí tại mỗi tòa nhà một tổ quản lý với nhiệm vụ trông xe, đảm bảo an ninh cho khu nhà, vệ sinh diện tích công cộng, chăm sóc cây cối bên ngoài tòa nhà, bơm nước phục vụ dân, vận hành thang máy. Những dịch vụ này được gói gọn trong khoản thu 30 nghìn đồng/hộ/tháng (riêng gửi xe phải nộp thêm tiền).

Sau gần 10 năm thực hiện mô hình quản lý này, Linh Đàm thời điểm đó là khu đô thị mới có không gian, cảnh quan, môi trường đẹp nhất trong các khu đô thị mới ở Hà Nội với diện tích khá lớn dành cho hồ nước, công viên, cây xanh.

Suốt một thời gian dài, cách làm như HUD có thể nói là mô hình phù hợp nhất để quản lý khu chung cư mới. Sau đó Vinaconex cũng thành lập công ty dịch vụ để làm công tác quản lý tại các khu chung cư, đô thị mới do Tổng công ty làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, người dân tại đây đã không ít lần phải khiếu nại về cung cách phục vụ của doanh nghiệp này. Nhiều ý kiến cho rằng, đơn vị này chỉ nghĩ tới việc tăng giá dịch vụ. Khi người dân yêu cầu phải công khai mọi khoản thu, chi, công ty đưa một bản kê toàn những khoản chi phí trên trời như thay bóng đèn chiếu sáng công cộng tới 11 triệu đồng/tháng… không đồng ý với cách tính này, người dân đã kéo nhau lên trụ sở công ty phản đối.

Dẫn 2 ví dụ nói trên để thấy, câu chuyện quản lý chung cư hiện nay đang đối mặt với “cơn khát” mô hình quản lý chung cư hiệu quả. Vấn đề đặt ra là, làm sao để mô hình đó thích nghi được với thực tế xã hội qua từng giai đoạn, tránh xảy ra tình trạng, khi mô hình quản lý có những “biến động” không phù hợp sẽ làm phát sinh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân./.

Trích nguồn: https://buildingcare.biz/mo-hinh-quan-ly-nha-chung-cu/

Phần mềm quản lý vận nhà nhà chung cư miễn phí tốt nhất hiện nay

Phần mềm tiện ích chung cư Building Care – mang đến cho cư dân trải nghiệm về các tiện ích đồng bộ, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý tòa nhà.

Giải pháp quản lý tòa nhà hiện đại


Được phát triển bởi Công ty cổ phần dịch vụ & địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, phần mềm tiện ích chung cư Building Care là một giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quản lý tòa nhà với mục tiêu trở thành cầu nối tương tác giữa ban quản lý tòa nhà và cư dân, Building Care có thể: 
  • Truyền tải thông tin hữu ích từ ban quản lý đến cư dân.
  • Tiếp nhận & xử lý nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị của cư dân.
  • Tạo, gửi và thanh toán trực tuyến các hóa đơn điện, nước, phí chung cư…
  • Hỗ trợ một số nghiệp vụ quản lý tòa nhà: quản lý thông tin căn hộ, cư dân, phương tiện, quản lý mặt bằng cho thuê…
  • Tiện ích dành riêng cho cư dân: thống kê chi phí, gợi ý dịch vụ tòa nhà, Smart Home…
Hệ thống được thiết kế để sử dụng trên hai giao diện: Giao diện web sử dụng trên máy tính dành cho ban quản lý tòa nhà tại địa chỉ https://admin.buildingcare.biz và giao diện app trên điện thoại thông minh dành cho cư dân. 

Thiết kế giao diện app di động là lựa chọn tối ưu, đảm bảo sự thuận tiện trong cài đặt và sử dụng cho cư dân. Tương tự bất kỳ app di động nào trên thị trường, Building Care hoạt động trên hai nền tảng hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Adroid và iOS.


Tương tác cư dân


Thay vì phải in và dán thông báo trên bảng tin, lúc này ban quản lý có thể gửi trực tiếp các thông tin tòa nhà, sự kiện họp … đến app quản lý trên điện thoại của cư dân. Cư dân tiếp nhận thông báo của ban quản lý, phản hồi ý kiến về các thông tin, căn cứ vào đó ban quản lý sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Không chỉ vậy, quá trình tiếp nhận và xử lý kiến nghị của ban quản lý sẽ đơn giản hơn khi cư dân phản hồi trực tiếp trên app di động bằng tính năng kiến nghị, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý tòa nhà đồng thời gắn kết cộng đồng cư dân, giảm tải các mâu thuẫn không đáng có.

Xem thêm về tính năng tương tác cư dân.

Thanh toán điện tử


Trong những năm gần đây, thanh toán điện tử đang trở thành một xu hướng tương lai vì tính ưu việt trong phương thức thanh toán. Cư dân quá bận rộn, cư dân đi công tác, cư dân làm việc giờ hành chính không có thời gian đi đóng tiền điện, tiền nước, internet… Tất cả đều được phần mềm tiện ích Building Care hỗ trợ thanh toán trực tuyến thông qua các cổng thanh toán uy tín, an toàn hàng đầu hiện nay như VNPays, Momo,Ví Việt…

Các cổng thanh toán trực tuyến sẽ liên kết với thẻ ngân hàng của cư dân để thanh toán các khoản phí dựa theo hóa đơn điện tử được gửi về từ ban quản lý, chi phí thanh toán thường đổ về tài khoản chung của ban quản lý từ đó sẽ phân bổ tới nhà cung cấp dịch vụ. Toàn bộ thông tin giao dịch, thông tin tài khoản và mật khẩu khách hàng đều được cam kết bảo mật tuyệt đối.

Smart Home – Tiện ích cho cư dân thông thái


Hiện nay, ứng dụng nhà thông minh Smart Home được trang bị tại hầu hết các chung cư cao cấp được coi là một trong những tiện ích ưu việt, thu hút khách hàng tại các phân khúc “khó tính”. Hợp tác với đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Smart Home – Hitech, Building Care mang đến cho cư dân một trải nghiệm cao cấp trong căn hộ của chính mình.

Giờ đây, việc điều khiển, bật tắt, hẹn giờ đặt lịch các thiết bị điện trong gia đình chưa bao giờ đơn giản đến thế khi chúng tôi thay thế hệ thông công tắc, phích cắm thông thường bằng bộ công tắc điện tử kết nối wifi. Điểm ưu việt của hệ thống Smart Home – Hitech là toàn bộ đường điện trong căn hộ được giữ nguyên vẹn, không can thiệp làm mất tính thẩm mỹ và kiến trúc của gia chủ, tất cả việc cần làm đơn giản chỉ là thay thế bộ công tắc điện tử mặt kính tráng gương đặc biệt này.

Xem thêm về Nhà thông minh SmartHome

Gợi ý dịch vụ – Siêu thị chung cư online


Sàn nhà bị thấm nước, hệ thống điện gặp trục trặc không thể tự khắc phục, đường ống bị tắc… biết gọi ai? Lựa chọn nhà cung cấp nào để sửa chữa giữa một biển thông tin trên internet?

Hệ thống quản lý dịch vụ và nhà cung cấp của Building Care sẽ liên kết và đưa vào mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất cho cư dân tòa nhà dưới sự thẩm định, chọn lựa của Ban quản lý tòa nhà và cư dân. Cư dân chỉ cần mở app, tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết, Building Care sẽ đưa ra gợi ý thông tin về các nhà cung cấp đang phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Quá tiện lợi phải không nào?

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tòa nhà là bước đi đột phá hứa hẹn mang đến trải nghiệm cuộc sống tiện nghi, thoải mái cho cư dân đồng thời nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế, tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tòa nhà.

Tìm hiểu về Phí dịch vụ quản lý vận hành và sử dụng vào mục đích nào?

Phí dịch vụ quản lý vận hành là gì?


Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của cư dân khi sinh sống tại các chung cư là phí dịch vụ quản lý vận hành. Phí này được tính như thế nào, được sử dụng vào mục đích gì? Phí quản lý vận hành nhà chung cư là khoản phí để phục vụ cho hoạt động quản lý, vận hành nhà chung cư. Kinh phí này do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện công việc vận hành các hạng mục tại nhà chung cư.

Phí dịch vụ quản lý vận hành được sử dụng vào các mục đích nào?


Điều 10 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về các công việc trong hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm:

a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;

b) Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;

c) Các công việc khác có liên quan.

Như vậy, phí quản lý vận hành được sử dụng vào các hoạt động nhà chung cư do vậy sẽ được hạch toán vào chi phí của đơn vụ quản lý vận hành.

Cách tính phí quản lý vận hành nhà chung cư


Theo quy định, mức phí quản lý vận hành không tính vào giá bán căn hộ mà được chủ sở hữu căn hộ đóng định kỳ hàng tháng, hàng quý tùy thuộc vào quy định của ban quản lý tòa nhà. Mức chi phí này khác nhau tùy thuộc vào hiện trạng tòa nhà cũng như mức độ cao cấp của dự án. Công thức tính phí quản lý vận hành như sau:

  • Diện tích thông thủy căn hộ x giá dịch vụ quản lý (đối với căn hộ chung cư)
  • Diện tích sàn sử dụng x giá dịch vụ quản lý (đối với khu nhà ở thấp tầng như biệt thự, liền kề, nhà phân lô…)



Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy). Đối với nhà chung cư đã được bàn giao sử dụng nhưng chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý sẽ do chủ đầu tư đưa ra và quy định trong hợp đồng mua bán, cho thuê căn hộ. Sau khi dự án đã tổ chức hội nghị nhà chung cư và bầu ra được ban quản trị thì mức phí này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa BQT và đơn vị quản lý vận hành. Khung giá dịch vụ quản lý vận hành được quy định tại Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 12/01/2017 của UBND Thành phố Hà Nội như sau:
  • Loại chung cư Mức tối thiểu (đồng/m2/tháng) Mức tối đa (đồng/m2/tháng)

  • Nhà chung cư không có thang máy 700 5.000

  • Nhà chung cư có thang máy 1200 16.500
Trên đây là một số chia sẻ của Building Care về phí dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà. Mọi thông tin cần tư vấn giải đáp vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần dịch vụ & địa ốc Đất Xanh Miền Bắc


Tầng 18, tòa nhà Center Building số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0948 36 9191

Phí bảo trì chung cư là gì?và sử dụng vào mục đích gì?

Phí bảo trì chung cư là gì?


Luật Nhà Ở 2014 quy định rằng: Phí bảo trì chung cư là khoản phí được sử dụng để bảo trì các hạng mục thuộc sở hữu chung tại tòa nhà bị xuống cấp trong quá trình sử dụng. Với đặc thù của tòa nhà ngoài các hạng mục căn hộ thuộc sở hữu riêng của từng chủ hộ thì còn có các diện tích thuộc sở hữu chung như: hành lang, hầm đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng… Do vậy trong quá trình vận hành khi phát sinh các sự cố hỏng hóc, xuống cấp thì cần thiết phải có nguồn kinh phí kịp thời khắc phục để hạn chế tối đa những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cư dân.


Phí bảo trì chung cư được đóng khi chủ đầu tư thông báo bàn giao căn hộ ( trước 15 ngày nhận bàn giao) hoặc khi nguồn phí cạn kiệt tuy nhiên thực tế kinh phí bảo trì thường được tính bằng 2% giá trị căn hộ và thanh toán luôn khi mua bán. Riêng đối với diện tích chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích kể trên; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
Quỹ bảo trì sử dụng vào mục đích gì?

Quỹ bảo trì chung cư được sử dụng vào các hạng mục như sau:


Bảo trì các hệ thống thuộc sở hữu chung của tòa nhà, bao gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệt hống thông gió, hệ thống điện, hệ thống nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy… và các thiết bị khác dùng cho nhà chung cư. Xử lý ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của tòa nhà. Ngoài ra còn có các hạng mục khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của tòa nhà có trong thỏa thuận của hợp đồng mua bán, cho thuê theo pháp luật.
Ai quản lý phí bảo trì chung cư?


Sau khi thu phí bảo trì chung cư, trong vòng 7 ngày chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản tiền đó vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm của một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Sau 12 tháng kể từ thời điểm tòa nhà được bàn giao và đưa vào sử dụng và có trên 50% căn hộ nhận bàn giao, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà.





Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Ban quản trị nhà chung cư cần có văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì đã thu của người mua, thuê mua và kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp đối với phần diện tích giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua sang tài khoản do Ban quản trị. Tài khoản này được lập tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do một hoặc nhiều thành viên thuộc ban quản trị đứng tên chủ tài khoản.


Trích nguồn: https://buildingcare.biz/quy-dinh-phi-bao-tri-chung-cu/

Mâu thuẫn phí bảo trì giữa cư dân và CĐT

Phí bảo trì – Dễ thu khó đòi


Theo thống kê tính đến tháng 2-2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 919 dự án nhà chung cư (chung cư thương mại và nhà ở tái định cư) được đưa vào sử dụng trong đó có 574/919 nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư và bầu ra được ban quản trị. Nhưng trong số đó chỉ có 287/574 nhà chung cư được chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì cho ban quản trị tiếp nhận.

Theo quy định, chủ đầu tư sẽ thu phí bảo trì của người mua nhà tương đương 2% giá trị căn hộ khi có thông báo bàn giao nhà. Đối với các phần diện tích giữ lại không bán thì chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán phí bảo trì với đơn giá bằng giá bán căn hộ cao nhất. Nguồn kinh phí bảo trì phải được chuyển về tài khoản tiền gửi tại một trong các tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra ban quản trị, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao nguồn quỹ bảo trì để để BQT vận hành tòa nhà. Tuy nhiên vì nhiều lý do nên việc bàn giao nguồn kinh phí này luôn luôn gặp khó khăn. Tình trạng khiếu kiện kéo dài thường xuyên xảy ra vì nguồn kinh phí này có giá trị rất lớn. Với mức đóng bằng 2% giá trị căn hộ khi mua bán nên giá trị quỹ bảo trì đối với tòa chung cư từ 20 tầng trở lên sẽ vào khoảng 20 tỷ đồng cá biệt với các tòa lớn như Keang Nam mức phí bảo trì lên tới hơn 160 tỷ đồng.



Chung cư CT3 Trung Văn cao 19 tầng với 192 căn hộ đi vào hoạt động từ năm 2012 và đã bầu được ban quản trị vào ngày 24/11/2015. Sau gần 7 năm vận hành thì nhiều hạng mục đã xuống cấp, hệ thống PCCC không đảm bảo an toàn tuy nhiên chủ đầu tư vẫn chây ì bàn giao 4.2 tỷ ( trong số 5.7 tỷ) tiền phí bảo trì dự án. Cư dân bất lực khi chủ đầu tư – Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng nhà Hà Nội tuyên bố trong cuộc họp với đại diện cư dân và cơ quan chức năng: “ Không có tài khoản riêng và không có đủ năng lực để chi trả số tiền còn lại”.

Phí bảo trì – Giao ai cũng dở !


Dễ thu khó đòi là một chuyện nhưng đòi được rồi liệu quỹ bảo trì có được sử dụng hợp lý lại là một chuyện khác. Với khoản tiền hàng chục, hàng trăm tỷ thì không khó để lý giải tại sao người ta sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư một căn hộ rồi dùng hết các mối quan hệ vận động để chen chân vào một vị trí trong ban quản trị tòa nhà. Căn hộ sau đó được bán ngay khi chủ nhân đã chắc chân một ghế trong ban quản trị. Công việc mà người ta vẫn quen gọi là “vác tù và hàng tổng” nay trở thành một nghề, mà đã là nghề thì phải kiếm ra tiền, rất nhiều tiền là khác!

Chỉ cần nhẩm tính sơ sơ, với nguồn kinh phí bảo trì lớn như vậy BQT chỉ cần gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng dao động từ 6.0- 7.5%/năm thì ban quản trị cũng có được một khoản kha khá. Chưa nói đến chuyện khi tiền đã vào tay thì việc tranh thủ “lót tay” hay kê khai sai lệch các chi phí bảo trì đi một khoản cũng không quá khó. Tòa nhà xuống cấp phải bảo trì nhưng bảo trì với nhà cung cấp nào, giá cả bao nhiêu, ghi hóa đơn về với số tiền ra sao…tất cả đều nằm trong khả năng của BQT. Thêm vào đó, với các tòa có mặt bằng đẹp thì doanh thu từ việc quảng cáo, đặt standee, tờ rơi, bãi đỗ xe… cũng không hề nhỏ. Việc quản lý chi phí các khoản tiền này thì chỉ “người trong nhà” mới biết.

Để có thêm thông tin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần dịch vụ & địa ốc Đất Xanh Miền Bắc

Tầng 10, tòa Center Building số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: https://phanmemquanlychungcu-buildingcare.blogspot.com/

Đề xuất bỏ thu 2% phí báo trì chung cư

Cuộc chiến “tranh giành” thu phí bảo trì chưa có hồi kết khi mà mỗi năm có hàng trăm vụ biểu tình của cư dân đòi chủ đầu tư, ban quản trì bàn giao, công khai việc sử dụng quỹ bảo trì tòa nhà. Có lẽ vì kiện tụng quá nhiều mà việc giải quyết được dứt điểm lại quá ít nên thời gian gần đây cơ quan chức năng đã tính đến giải pháp “ bỏ thu “ để hạn chế tình trạng này.

Bỏ thu 2% quỹ bảo trì


Trong văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan của Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị bỏ thu 2% quỹ bảo trì nhà chung cư. HoREA dẫn ra rằng, việc tranh chấp khiếu kiện gay gắt kéo dài liên quan đến phí bảo trì diễn ra phố biến tại thành phố Hồ Chí Minh bằng chứng với 44 vụ án tranh chấp liên quan đến nhà chung cư do Sở Xây Dựng thành phố thụ lý thì có đến 34 vụ liên quan đến kinh phí bảo trì (chiếm 77%).





Nguồn kinh phí bảo trì rất lớn từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, gấp nhiều lần vốn điều lệ của các doanh nghiệp nhỏ và trung bình. Do vậy vô hình quỹ bảo trì trở thành “miếng bánh béo bở” để nhiều kẻ xấu sẵn sàng chạy đua vào vị trí ban quản trị để trục lợi hoặc chủ đầu tư cố tình chây ì bàn giao cho ban quản trị tòa nhà.


Do vậy, HoREA đề xuất bỏ thu quỹ bảo trì chung cư 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà vì không cần thiết, không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Thay vì đó, Hiệp hội cho rằng, nên quy định chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì trong thời hạn 60 tháng tương đương thời gian kết thúc bảo hành công trình. Theo đó, việc này sẽ làm giảm gánh nặng cho chủ sở hữu nhà chung cư khi mua nhà đồng thời hạn chế các bất cập liên quan đến việc quản lý, sử dụng minh bạch khoản tiền lớn này.

Cân nhắc về phương án thu trong 60 tháng


Trước mắt việc bỏ thu 2% phí bảo trì chung cư ngay khi bàn giao căn hộ sẽ góp phần giảm đi gánh nặng tài chính cho người mua nhà tại thời điểm giao dịch. Đồng thời hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh liên quan đến tranh chấp, chiếm đoạt & sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí này. Tuy nhiên về lâu dài phương án thu phí bảo trì trong vòng 60 tháng sẽ phát sinh các vấn đề mà những người làm chính sách cần có sự tính toán rõ ràng để đảm bảo hiệu quả vận hành công trình.


Thứ nhất, đối với các căn hộ mà người mua với mục đích để ở lâu dài, không có nhu cầu chuyển nhượng thì việc thanh toán quỹ bảo trì định kỳ hàng tháng trong vòng 60 tháng có thể được xem là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, đối với các căn hộ mà người mua có nhu cầu chuyển nhượng hoặc mua đầu tư thì việc thu phí bảo trì đối với người mua sau không hề dễ dàng nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng với chủ sở hữu trước.


Thứ hai, khi tòa nhà phát sinh các vấn đề cần bảo trì cần phải sửa chữa ngay để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà nguồn kinh phí bảo trì hiện có chưa đủ thì việc thu bổ sung ngay liệu có khả thi? Tiền ở trong túi dân muốn lấy ra cũng không dễ dàng gì, nhất là với những hộ dân có điều kiện khó khăn, không có nhiều tích lũy, thậm chí đang phải mua nhà trả góp thì việc thu tiền là rất khó.


Xem nhiều hơn tại website: buildingcare.biz

Tại sao phải xây dựng quy trình bảo trì tòa nhà?

Tại sao phải xây dựng quy trình bảo trì tòa nhà? Dịch bệnh hoành hành làm nền kinh tế bị suy thoái, trong đó thị trường bất động sản trì t...